Khái niệm cơ bản phía sau OSOWOG là phát triển một lưới điện xuyên quốc gia trên toàn cầu để truyền năng lượng mặt trời được tạo ra trên toàn cầu tới các trung tâm phụ tải khác nhau. Hệ thống này sẽ giúp hiện thực hóa tầm nhìn “Một mặt trời, một hế giới, một lưới điện” của Ấn Độ.
Với tư cách là thành viên của nhóm Bộ tứ (Quad), Ấn Độ đã ủng hộ việc gia tăng đóng góp của các quốc gia thành viên và mục tiêu tạo ra 450GW năng lượng tái tạo. OSOWOG đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Ấn Độ đạt được mục tiêu này. Ấn Độ đang thảo luận với một số quốc gia khác để tìm kiếm sự đồng thuận trong kế hoạch này trước khi đưa OSOWOG trở thành chiến lược toàn cầu.
Sáng kiến này do Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (International Solar Alliance – ISA), Chính phủ Ấn Độ và Ngân hàng Thế giới phối hợp đưa ra. Các bên đã ký Biên bản ghi nhớ về việc xây dựng tầm nhìn dài hạn, kế hoạch thực hiện, lộ trình thực hiện, khuôn khổ thể chế để thực hiện sáng kiến này.
Tháng 11/2020, ISA tuyên bố những kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo hiện tại không thể đáp ứng được mục tiêu giảm thiểu mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero by 2050), nhưng một mạng lưới điện liên lục địa như OSOWOG có thể giúp thu hẹp khoảng cách thông qua việc tăng cường triển khai và kinh doanh năng lượng tái tạo.
Tại hội nghị toàn thể đầu tiên của OSOWOG được tổ chức cùng với hội đồng ISA lần thứ ba, các quốc gia thành viên và Vương quốc Anh đã xác định OSOWOG và Ngân hàng Thế giới Năng lượng Mặt trời là hai nhiệm vụ then chốt của COP26. Bộ trưởng Anh kiêm chủ tịch COP26 Alok Sharma cũng đề nghị Vương quốc Anh hỗ trợ ban thư ký ISA thực hiện OSOWOG.
Ý tưởng về việc xây dựng OSOWOG được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra lần đầu tiên năm 2018 tại Hội nghị đầu tiên của ISA, kêu gọi kết nối cung cấp năng lượng mặt trời xuyên biên giới. Điều này dựa trên cơ sở thực tế “mặt trời không bao giờ lặn” và điều này cho phép sản xuất năng lượng mặt trời tên quy mô lớn ở tất cả các khu vực khác nhau.
Dự kiến OSOWOG sẽ được triển khai trong ba giai đoạn. Giai đoạn một, lưới điện Ấn Độ sẽ kết nối với lưới điện khu vực Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á để chia sẻ các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu điện khu vực nhất là trong các thời gian cao điểm. Giai đoạn hai, dự án kết nối với các nguồn điện ở Châu Phi và giai đoạn ba sẽ kết nối tới các khu vực còn lại, tạo thành mạng lưới toàn cầu.
Nếu nhận được sự chấp thuận trên toàn cầu, OSOWOG và việc triển khai nó sẽ trở thành một tuyên bố chính trị lớn của Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đang tính toán kỹ lưỡng về chi phí triển khai dự án để cân đối nguồn lực trong nước để đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu bao gồm cả mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0.
- Giá trị đồng Kip Lào xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua
- Làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại Việt Nam – Na Uy trong tình hình mới
- Chủ tịch Lào và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm trực tuyến và dự lễ khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung
- Cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua các Sàn TMĐT
- Ngày 10/10 trở thành ngày chuyển đổi số hàng năm