KS Srinivas, Chủ tịch Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản (MPEDA) cho biết xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đã tăng mạnh trở lại. Các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đã dần tìm kiếm lại sự ổn định sau những tác động tiêu cực do dịch Covid – 19 gây ra, cho thấy dấu hiệu phục hồi trở lại, hoạt động tốt hơn so với năm 2019-2020.
Trong nửa đầu năm 2019-20, xuất khẩu sản phẩm thủy sản đạt 3,4 tỷ USD và giảm xuống còn 2,7 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020-21. Trong nửa đầu năm 2021-22, giá trị xuất khẩu thủy sản đã tăng lên và đạt mức 3,7 tỷ USD, đạt 60% mục tiêu cả năm. Tăng trưởng 37% về giá trị và 23% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này có được một phần là do thị trường quốc tế đã mở cửa trở lại, và đơn giá thủy sản xuất khẩu tăng lên đạt mức 6,17 USD/kg từ mức 5,63 USD/kg.
Sản lượng tôm là khoảng 8,5 vạn tấn và đang có xu hướng tăng lên. Gần đây, nhu cầu về tôm sú đang càng tăng. Cũng có một số lo ngại rằng việc nuôi tôm thẻ chân trắng đang trở nên tốn kém và người nuôi trồng nên tập trung vào việc nuôi tôm sú.
Về tình hình đánh bắt thủy hải sản. Do ảnh hưởng của các trận lốc xoáy trên bờ biển Ấn Độ khiến sản lượng cá đánh bắt được trong nửa đầu năm (từ tháng 4 tới tháng 9) đạt mức 218.000 tấn, giảm 87% so với mức 1.800.000 tấn trong cùng kỳ năm 2020. Ngoại trừ bang Gujarat và Andhra Pradesh, tất cả các bang khác đều báo cáo lượng cá đánh bắt giảm sút. Trong đó các bang sản xuất lớn sản phẩm thủy sản như Kerala và Karnataka báo cáo mức sụt giảm đáng kể trong hoạt động đánh bắt.
Tình trạng thiếu container trầm trọng và cước phí vận tải tăng lên đáng kể cũng gây ảnh hưởng tác động lớn tới các nhà xuất khẩu thủy hải sản Ấn Độ. Giá thuê container tăng gấp nhiều lần, như vận chuyển từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ, giá container tăng từ 4000-8000 USD lên mức 14.000-22.000 USD, khiến lợi nhuận của nhà xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đứng trước những vấn đề thách thức kể trên, MPEDA đã có những biện pháp kịp thời để giúp đỡ những người sản xuất và những nhà xuất khẩu. Cụ thể, MPEDA đang mở rộng cơ sở kiểm dịch ở Chennai để giải quyết nhu cầu gia tăng đối với tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của các bến cảng đánh cá cũng đang được hiện đại hóa. MPEDA đã chủ động nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, bao gồm việc xây dựng các nhà máy đông lạnh đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Về việc tăng sản lượng tôm sú, MPEDA đang thành lập trung tâm nhân giống tôm sú bố mẹ, để cung cấp cho thị trường, với nhu cầu nuôi tôm sú đang tăng trở lại.
- Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh dịch Covid-19
- Định hình tương lai thương mại thông qua dữ liệu và thanh toán kỹ thuật số
- Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang Nhật
- Cơ hội tại Thị trường châu Âu cho trái cây nhiệt đới
- Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930)