Ngoài ra, các ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo không được phát triển do xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành điện tử, thiết bị truyền thông như điện thoại, máy tính được sản xuất lớn tại các thị trường khu vực châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, thị trường Đài Loan và Hồng Kông,..
Ngành sản xuất máy tính, thiết bị văn phòng, điện tử, thiết bị truyền thông của New Zealand kém phát triển nên họ lựa chọn chuyển hướng sang nhập khẩu.
New Zealand nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng từ Việt Nam như điện thoại, máy tính điện tử, dệt may, giày dép, hóa chất, chế phẩm công nghiệp… đều có tốc độ tăng trưởng bình quân tăng cao.
Cụ thể, nhóm hàng HS có tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2016 – 2020 tăng cao như mã HS 85 tăng 11,3%, HS 84 tăng 15,4%, HS 62 tăng 11,9%, HS 34 tăng 37,5%, HS 90 tăng 56,4%, HS 25 tăng 78,5%...
6 tháng đầu năm 2021, New Zealand nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp từ Việt Nam đều tăng mạnh như các mã HS 90, HS 84, HS 85, HS 94… có mức tăng trên 70% so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt, thị phần các mã HS 85 (máy điện và thiết bị điện tử...), HS 64 (giày dép) của Việt Nam tại thị trường New Zealand chiếm tỷ trọng cao.
New Zealand nhập khẩu mã HS 85 từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 181,48 triệu USD, tăng 54,0% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 12,5% thị phần nhập khẩu nhóm HS 85 của New Zealand, chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong nhóm hàng này Việt Nam đang cạnh tranh mạnh với nguồn cung từ Trung Quốc, Australia, Mỹ.
Mã HS 64 trong 6 tháng đầu năm 2021, New Zealand nhập từ Việt Nam đạt 39,7 triệu USD, tăng 57,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 36,5% thị phần nhập khẩu mã HS 64 của New Zealand.
Mặc dù New Zealand nhập khẩu nhóm hàng công nghiệp tăng mạnh nhưng tổng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường New Zealand vẫn còn rất hạn chế so với khả năng xuất khẩu của nước ta.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của Việt Nam sang thị trường New Zealand mới chỉ dao động quanh mốc 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường.
Bên cạnh đó, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại thị trường New Zealand cũng còn thấp so với tiềm năng, chỉ chiếm khoảng 1,6% tổng nhu cầu nhập khẩu của New Zealand.
Theo Bộ Công Thương, xu hướng nhập khẩu sản phẩm công nghiệp của New Zealand từ các thị trường trên thế giới tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 -2020 ở mức thấp 0,6% trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân nhập khẩu từ Việt Nam tăng 9,4%.
Bên cạnh nhu cầu cao các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo cùng với CPTPP được ký kết, đặc biệt là Hiệp định RCEP sẽ nâng quan hệ thương mại giữa hai bên lên tầm cao mới.
Đây cũng là cú hích mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là những mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, điện thoại, máy tính điện tử, máy móc, phụ tùng khác, cao su…của Việt Nam.
- Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh dịch Covid-19
- Định hình tương lai thương mại thông qua dữ liệu và thanh toán kỹ thuật số
- Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang Nhật
- Cơ hội tại Thị trường châu Âu cho trái cây nhiệt đới
- Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930)