Giống cà phê bản địa này được cho là có thể làm giảm bớt vấn đề về khả năng sinh trưởng thấp của các giống nước ngoài, và nó là một sản phẩm chất lượng cao, sẽ được tung ra thị trường sớm nhất trong 3 hoặc 4 năm tới.
Ông Lin Hsueh-Shih Viện trưởng TAIRI cho hay, Đài Loan hiện phải nhập khẩu 36.000 tấn hạt cà phê mỗi năm với quy mô tiêu thụ hàng năm khoảng 80 tỷ NT$ (~2,86 tỷ USD); trong khi diện tích trồng cà phê của Đài Loan mới là 1.153 ha, sản lượng chỉ 969 tấn (green bean) với giá trị sản lượng hàng năm khoảng 1 tỷ Đài tệ cho thấy hạt cà phê nội địa còn nhiều dư địa để phát triển.
Chuyên gia Chang Shu-fen của TAITRI cũng cho biết, hiện nay diện tích cà phê trồng tại Đài Loan với độ cao trên 800m so với mặt nước biển chiếm khoảng 30%, Trong khi độ cao trung bình trên 400 đến 800m và độ cao thấp dưới 400m chiếm 35%. Giống "Tainong số 1" không chỉ là cà phê arabica có thể phát triển mạnh mẽ ở vùng trồng với độ cao so với mặt nước biển thấp mà sản lượng của nó còn có thể gấp khoảng 1,2 lần so với các giống trồng hiện nay tại Đài Loan.
Theo ông Huang Chin-Cheng Lãnh đạo Ủy ban nông nghiệp Đài Loan, toàn bộ chùm quả của giống “Tainong số 1” khi trưởng thành có màu đỏ, có thể chia ra nhiều đợt để thu hoạch như thế có thể tiết kiệm chi phí nhân công. Trong khi đó bà Chang cho rằng, các kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy, “Tainong số 1” cho màu đỏ đẹp và đều, song thực tế vẫn cần phải quan sát thêm sau khi đã trồng trên diện rộng. Chang cho hay, cây cà phê nhập khẩu hiện bộc lộ khả năng thích ứng kém khi trồng tại độ cao thấp và trung bình đồng thời sản lượng không ổn định trong khi “Tainong số 1” cho kết quả thích ứng khá tốt ở điều kiện trồng ở các loại độ cao, không những trồng tốt ở các độ cao thấp và trung bình mà còn có thể tránh phải trồng lên các độ cao cao hơn, không có lợi cho việc giải quyết vấn đề đất trồng và nước ở các độ cao cao hơn.
Chang cũng cho hay, về chất lượng, “Tainong số 1” có vị chua nhẹ trái cây, thơm mùi hạt, béo ngậy, đậm đà, hậu vị kéo dài, có thể đạt mức độ “cà phê đặc sản” từ 80 điểm trở lên theo bảng đo lường của Hiệp hội cà phê đặc sản Hoa Kỳ (SCAA). Và ngày 05/7 vừa qua Đài Loan đã thành công đăng ký bản quyền giống cà phê này và chuyển giao công nghệ cho vườn trồng Young Sun Horticulture. Sớm nhất trong vòng 3 đến 4 năm tới hạt cà phê "Tainong số 1" sẽ được tung ra thị trường.
Về chi phí chuyển giao công nghệ, Chang cho hay, phí chuyển giao công nghệ không độc quyền là 600.000 Đài tệ cho các nhóm đoàn thể nông dân và 1 triệu Đài tệ cho các nhà khai thác cây giống./.
- Giá trị đồng Kip Lào xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua
- Làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại Việt Nam – Na Uy trong tình hình mới
- Chủ tịch Lào và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm trực tuyến và dự lễ khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung
- Cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua các Sàn TMĐT
- Ngày 10/10 trở thành ngày chuyển đổi số hàng năm