Theo số liệu của Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (BOFT), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan trong tháng 11 đạt 77,4 tỷ USD, tăng 31,85% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 11 đạt mức 41,58 tỷ USD, tăng 30,2% so cùng kỳ với một năm trước đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 35,86 tỷ USD cũng tăng tới 33,8% so với cùng kỳ. Và chỉ riêng trong tháng 11, Đài Loan đạt mức thặng dư thương mại là 5,71 tỷ USD, tăng 570 triệu USD so với một năm trước đó.
Theo Cơ quan Hóa chất Đan Mạch, người tiêu dùng Đan Mạch tiếp tục mua và nhập khẩu một lượng lớn chất tẩy rửa nhà vệ sinh bất hợp pháp. Xu hướng này đã gia tăng từ đầu năm đến nay. Mặc dù Cục Kiểm định và Hải quan Đan Mạch đã thông báo việc nhập khẩu sản phẩm là bất hợp pháp, nhưng việc mua và nhập khẩu vẫn tiếp tục gia tăng.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa với các thị trường nước ngoài và các cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương và Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức “Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu”, cụ thể như sau:
Thị trường cà phê Anh có sự khác biệt so với các nước châu Âu khác. Anh quốc vốn được coi là đất nước của những người uống trà nhưng đã và đang thay đổi. Trong khi mức tiêu thụ trà đã giảm trong 10 năm qua từ 30 gam xuống còn 20 gam/người/tuần thì tiêu thụ cà phê lại tăng, nhất là trong giới trẻ. Người dân Anh hiện uống tổng cộng khoảng 95 triệu tách cà phê mỗi ngày. Anh đang là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 5 châu Âu (Sau Đức, Ý, Pháp và Tây Ban Nha).
Năm 2021 Campuchia xuất khẩu sản phẩm nôgn sản đạt gần 5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gạo đạt 617.000 tấn và đạt 527 triệu USD; Xuất khẩu thóc đạt 3,527 triệu tấn và đạt 631 triệu USD; Xuất khẩu nôgn sản khác đạt 3,165 tỷ USD.v.v...
Giá tiêu đen Ấn Độ đã tăng lên hơn 500 Rs/kg trong vòng 4 năm trở lại đây, do nhu cầu cao hơn trong mùa lễ hội và do nhu cầu tiêu dùng tăng sau thời gian dài bị đình trệ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo dữ liệu do Bộ Thương mại và Công nghiệp, Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Nông sản và Thực phẩm Chế biến (APEDA), xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến của Ấn Độ tăng hơn 13% trong 8 tháng đầu tiên (từ tháng 4 tới tháng 11) của năm tài khóa hiện tại so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu tăng từ 11,671 tỷ USD trong tháng 4-11/2020-21 lên 13,261 tỷ USD trong tháng 4-11/2021- 22.
BV Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đánh giá xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ trong năm tới có thể không đạt mức năm 2021 vì tất cả các quốc gia sản xuất gạo trên thế giới bao gồm Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Bangladesh và Pakistan đã có một vụ mùa tốt trong năm 2021. “Hầu hết các quốc gia này đã thoát ra khỏi thảm họa Covid, tình hình hạn hán và tắc nghẽn cơ sở hạ tầng,”. Điều này có nghĩa là sự phụ thuộc của họ vào nguồn cung gạo của Ấn Độ sẽ giảm xuống.
Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc trân trọng giới thiệu "Báo cáo xuất nhập khẩu hàng dệt may Đài Loan 10 tháng đầu năm 2021".
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ dẫn nguồn số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đạt 12,08 tỷ USD tăng 37,68% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2020, trong đó, Việt Nam xuất khẩu 5,715 tỷ USD, tăng 20 % và nhập khẩu từ Ấn Độ 6,369 tỷ USD tăng 58,6%, thâm hụt thương mại 654 triệu USD, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020.