Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam– Đan Mạch (25/11/1971-25/11/2021), Ngài Kim Højlund Christensen – Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam đã có buổi phỏng vấn với báo điện tử Thế giới & Việt Nam. Trong buổi phỏng vấn, Ngài Đại sứ đã chia sẻ về những thành tựu chung trong 50 năm đầu tiên từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, và hướng đến những tiềm năng trong 50 năm tới của mối quan hệ hợp tác thành công!
 

Ngành công nghiệp đang trông chờ vào sự sửa đổi Chính sách Ngoại thương (FTP) để hồi phục kinh tế sau đại dịch
 
 

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Piyush Goyal nói rằng Ấn Độ và Mỹ có thể hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 1000 tỷ USD trong 10 năm tới. Mỹ và Ấn Độ đang tìm kiếm các giải pháp để mở rộng quan hệ thương mại song phương, và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa các thành viên trong nhóm Bộ tứ (QUAD).
 

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại và Công nghiệp, thâm hụt thương mại ở mức 78.81 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 9/2021. Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ tăng 21,35% lên 33,44 tỷ USD trong tháng 9/2021 so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do kết quả xuất khẩu tăng ở các ngành chính như hàng kỹ thuật và sản phẩm dầu mỏ.
 

Xuất khẩu Ấn Độ tháng 7 tăng 49,85% lên 35,43 tỷ USD với tỷ trọng chính thuộc về các ngành xăng dầu, kim loại, đồ trang sức. Nhập khẩu Ấn Độ tăng 63% lên 46,4 tỷ USD trong đó nhập khẩu dầu thô tăng 97,45% lên 12,89 tỷ USD. Thâm hụt thương mại là 10,97 tỷ USD. Trước đó, số liệu xuất khẩu trong quý đầu tiên của năm tài chính 2021-2022 (tháng 4 đến tháng 6/2021) tăng 74,5% lên 130,82 tỷ USD.
 

10 tháng đầu năm 2021, Campuchia xuất khẩu các mặt hàng nông sản ( trừ thủy sản, chăn nuôi, lâm sản,và gỗ cao su) được 4.071.571.098,37 USD, trong đó xuất khẩu gạo được 392.984.326 USD, xuất khẩu thóc được 465.498.250 USD tường đương với 2.659.990 tấn thóc.
 

Đài Loan mới đây đã gửi Thông báo số G/TBT/N/TPKM/469 lên WTO về bản sửa đổi Dự thảo sửa đổi Quy định về công bố dinh dưỡng đối với thực phẩm đóng gói sẵn (Revised Draft of Regulations on Nutrition Claim for Prepackaged Food Products) để lấy ý kiến.
 

Người tiêu dùng châu Âu ngày càng quan tâm đến trái cây nhập ngoại và hầu hết trái cây được nhập khẩu vào các nước Bắc Âu. Các loại trái cây được nghiên cứu kỹ có quảng bá về lợi ích sức khỏe có thể thu hút được nhiều quan tâm của người tiêu dùng EU. Các loại trái cấy nhiệt đới đang ngày càng được ưa chuộng tại EU là Lựu, chanh dây, cây lý, vải thanh long, chôm chôm và khế.
 

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2021 gặp khó do làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 3, lần thứ 4 bùng phát với biến thể Delta khó lường. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cố gắng nỗ lực duy trì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước, cả về chất và lượng.
 
 

Hạt tiêu là gia vị có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản, được dùng trong việc chế biến nhiều món ăn khác nhau. Hạt tiêu có nhiều tác dụng cho sức khỏe như giúp ăn ngon miệng, giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn, có tác dụng kháng khuẩn và giảm các vấn đề về răng lợi, giúp giảm cân duy trì vóc dáng…, do vậy người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn có chứa hạt tiêu hoặc sử dụng hạt tiêu làm gia vị khi chế biến thực phẩm tại nhà. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu hạt tiêu từ một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Việt Nam…
 

Quảng cáo